Bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào? Bóng đá qua các thời kỳ

Bóng đá là môn thể thao đầy hấp dẫn, dần trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của hàng triệu cổ động viên Việt Nam. Những trận đấu kịch tính luôn khiến người xem phải ngóng chờ. Tuy nhiên, yêu thích bóng đá là vậy, liệu bạn có biết bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào không? Nếu không thì trong bài viết sau, KQBĐ 123 sẽ mang đến cho bạn thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của môn thể thao này nhé!

Bóng đá là gì?

Bóng đá chắc chắn là môn thể thao được ưa chuộng nhất trên thế giới. Được hàng triệu con người theo dõi và yêu thích, từ sân vận động đến qua màn hình tivi. 

Lý do bóng đá phổ biến là bởi sự hấp dẫn, dễ tiếp cận. Bạn có thể chơi bóng ở mọi nơi, miễn sao địa hình đáp ứng được sự bằng phẳng, không gian rộng rãi. Ví dụ như sân cỏ, trên đường phố, sân xi măng, sân cát,…

Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất thế giới
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất thế giới

Bóng đá là môn thể thao cực kỳ đề cao tinh thần đồng đội. Tùy vào tính chất của mỗi trận đấu mà có quy định khác nhau về số người. Song, các cầu thủ đều sẽ có nhiệm vụ riêng, phối hợp ăn ý với nhau để giành chiến thắng.

Trò chơi này bao gồm 1 quả bóng được chơi trên cỏ hình chữ nhật, 2 đầu sân là khung thành của 2 đội. Trừ tay, các cầu thủ sẽ dùng chân hoặc bộ phận trên cơ thể để đưa bóng vào khung thành đối phương. 

Thủ môn là người duy nhất được dùng tay để cản phá bóng, trước khi bóng bay vào lưới đội mình. Đội nào ghi nhiều bàn hơn khi trận đấu kết thúc sẽ là đội giành chiến thắng chung cuộc.

Bóng đá thú vị vậy đấy. Dù trẻ con hay người lớn, ai cũng có thể chơi được môn thể thao này. Thế nhưng, đã bao giờ bạn tự hỏi, bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào chưa? Nếu tò mò, câu trả lời sẽ được bật mí ở nội dung bên dưới.

Bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào?

“Bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào?” có lẽ là điều mà rất nhiều người quan tâm. Đây là môn thể thao hiện đại được đưa về Việt Nam từ khá sớm, từ những năm cuối thế kỷ XIX. Tính đến nay, bóng đá đã có hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển tại nước ta.

Cùng tìm hiểu cụ thể về câu hỏi bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào sau đây. 

Bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào
Bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào

Giai đoạn khởi đầu và phát triển

Bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào? Đó là những năm 1986, từ thời kỳ Pháp thuộc. Ban đầu, môn thể thao này được chơi chủ yếu bởi các quan chức, binh lính Pháp và thương nhân.

Sau này, người Pháp đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền, khuyến khích người dân Việt Nam chơi bóng đá. Mục đích là để họ quan tâm đến việc khác, thay vì chính trị.

Vậy nên, phong trào bóng đá sau khi phát triển chủ yếu ở miền Nam, dần lan tỏa đến cả miền Bắc và miền Trung. Ngày 20/7/1908, trận bóng đầu tiên giữa 2 đội bóng thuần người Việt đã diễn ra, xuất hiện trên cả tờ Lục tỉnh Tân văn lúc bấy giờ. 

Đến năm 1925, cuốn sách hướng dẫn đá bóng của bác sĩ Phạm Văn Tiêm ra đời, thu hút sự quan tâm của đông đảo giới trẻ. Sau đó 3 năm, Tổng cục Thể thao An Nam được thành lập tại Sài Gòn.

Bóng đá Việt Nam khi mới du nhập về Việt Nam
Bóng đá Việt Nam khi mới du nhập về Việt Nam

Cũng vào năm 1928, đội tuyển Quốc gia Việt Nam lần đầu được cử đi thi đấu tại Singapore. Sau thời điểm này, tinh thần thể thao của người dân căng cao bất ngờ. Dẫn đến nhiều câu lạc bộ bóng đá địa phương được thành lập tại 2 miền Nam – Bắc.

Tuy nhiên, phải đến sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939 – 1945), các đội bóng mới có thể tổ chức và hoạt động quy củ hơn. Có thể nói, dù nước ta đã giành lại độc lập, nhưng dư âm phía sau vẫn còn nhiều, nên bóng đá mất đi nhiều cơ hội phát triển. 

Giai đoạn chiến tranh khó khăn

Ngày 19/2/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến sau khi Pháp đưa ra tối hậu thư khiến các thỏa thuận hòa bình giữa 2 nước bị vô hiệu hóa.

Tình hình chiến tranh căng thẳng như vậy, các hoạt động về thể thao nói chung và bóng đá nói riêng cũng phải tạm dừng. Mới hòa bình chưa được bao lâu, Việt Nam đã phải bước vào cuộc chiến mới. Vì thế, đội tuyển bóng đá quốc gia chính thức vẫn chưa kịp thành lập.

Sau năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến với Pháp, nhưng nước ta lại bị chia cắt thành 2 miền Nam – Bắc. Điều này khiến có đến 2 đội tuyển song song tồn tại là: Đội tuyển Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam và đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc.

Đội bóng Thể công từng là tượng đài của bóng đá Việt Nam
Đội bóng Thể công từng là tượng đài của bóng đá Việt Nam

Đến năm 1961, hội bóng đá Việt Nam (tiền thân của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) được thành lập. Họ tham gia FIFA từ năm 1964. Còn ở miền Nam, hội Túc cầu giáo cũng được thành lập và tham dự FIFA, AFC.

Năm 1956 và năm 1960, đội tuyển Việt Nam Cộng hòa đã 2 lần tham dự AFC Asian Cup, đều dừng chân ở vị trí thứ 4. Đến năm 1959, đội tuyển đã xuất sắc giành vô địch lần đầu tại SEA Games ở Thái Lan.

Bên cạnh đó, đội tuyển Việt Nam Cộng hòa cũng lên ngôi vô địch giải bóng đá giao hữu Merdeka năm 1966, Cúp quân đội Thái Lan năm 1974 và 6 lần vô địch giải giao hữu Cúp Quốc Khánh. Mặc dù giành nhiều giải thưởng, song đội tuyển chỉ được đánh giá cao ở khu vực chứ chưa vươn ra châu lục.

Chỉ cho đến sau 30/4/1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lên tiếp quản nền bóng đá, bắt đầu đưa đội tuyển đi đấu quốc tế ở ngoài khu vực Đông Nam Á là Châu Á. Chuyến thi đấu lần đầu vào năm 1956 tại Trung Quốc.

Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1956
Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1956

Sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1976, hai miền Nam – Bắc cuối cùng cũng tái thống nhất, hình thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, hai đội tuyển cũng theo đó mà hợp nhất.

Và trận đấu giữa Cảng Sài Gòn và Tổng cục Đường sắt vào ngày 7/11/1976 được xem là dấu mốc để đánh dấu sự hợp nhất chính thức của bóng đá 2 miền.

Nhưng từ năm 1976 – 1991, bóng đá Việt Nam lại kém phát triển, đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Dù các giải đấu trong nước vẫn diễn ra đều đặn, song đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam lại không tham gia các giải đấu quốc tế và khu vực.

Đến năm 1989, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được thành lập, bắt đầu công cuộc cải cách nền bóng đá Việt Nam mang tính cách mạng. Lúc này, việc bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào mới có con số chính thức.

Giai đoạn đổi mới, tái phát triển

Từ SEA Games 1991, Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam bắt đầu quay trở lại với các giải đấu quốc tế. Năm 1996, AFF công nhận Việt Nam trở thành thành viên chính thức.

Khi tham dự Tiger Cup lần đầu, đội tuyển Việt Nam đáng tiếc phải dừng chân ở vị trí thứ 3. Năm 1998, Việt Nam đã đăng cai Tiger Cup và để thua Singapore 0 – 1 tại chung kết.

Từ năm 2000 – 2007, dù liên tục tham gia tranh cúp vô địch Đông Nam Á nhưng bị loại ở vòng bảng, hoặc bị dẫn trước ở bán kết. Năm 2007, Việt Nam là nước duy nhất của Đông Nam Á lọt vào tứ kết AFC Asian Cup.

Đội tuyển bóng đá Việt Nam tại SEA Games 22 năm 2003
Đội tuyển bóng đá Việt Nam tại SEA Games 22 năm 2003

Năm 2008, đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF kể từ khi tái hội nhập bóng đá toàn cầu. Đến cuối năm 2011, Việt Nam đứng thứ 99 trong top 100 FIFA sau 7 năm, dẫn đầu khu vực Đông Nam trong bảng xếp hạng.

Tuy nhiên, trong khoảng năm 2009 – năm 2014, đây được xem là giai đoạn khủng hoảng của bóng đá Việt Nam. Đội bóng từng tham dự vòng loại World Cup 2010, 2014 và Asian Cup 2015 nhưng đều nhanh chóng dừng chân từ sớm.

Ngoài vòng loại Châu lục, Việt Nam cũng thụt lùi ở các giải đấu khu vực. Thạm chí là bị loại ở ngay vòng bảng. 

Giai đoạn tái thiết bóng đá

Trong 2 năm từ 2014 – năm 2016, dưới sự dẫn dắt của HLV Miura Toshiya, đội tuyển quốc gia Việt Nam và đội tuyển U23 đã có những thay đổi đáng kể. Tại AFF Cup 2014, đội tuyển đã có thành tích tăng lên đáng kể khi vào được đến vòng bán kết. 

Thế nhưng, đến vòng loại World Cup 2018, họ lại nhận những trận thua liên tiếp, và chịu sự chỉ trích nặng nề từ dư luận. Sau đó, khi U23 bị loại trong vòng loại Olympic Rio, ông Miura đã bị VFF sa thải.

Trọng trách lúc này chuyển sang vai HLV Nguyễn Hữu Thắng. Ông đã đưa đội tuyển Việt Nam vào được đến vòng bán kết AFF Cup 2016, nhưng lại một lần nữa để vuột mất cơ hội trong trận bán kết.

Đội tuyển Việt Nam có phong độ khá “trồi sụt” trong giai đoạn này
Đội tuyển Việt Nam có phong độ khá “trồi sụt” trong giai đoạn này

Sau kỳ SEA Games 2017, huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng cũng phải từ chức do đội tuyển U22 bị loại ở ngay vòng bảng. Chính vì việc liên tục thất bại, người hâm mộ lúc này đã chẳng mấy mặn mà với bóng đá nước nhà.

May thay, dù chỉ được bổ nhiệm tạm thời nhưng HLV Mai Đức Chung sau đó đã giúp đội tuyển Việt Nam thắng 2 trận đấu quan trọng tại vòng loại Asian Cup 2019 (tổ chức năm 2017).

Thời kỳ thế hệ vàng mới

Ngày 11/10/2017, ông Park Hang Seo được bổ nhiệm là HLV mới của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam. Thời điểm mới nhậm chức, ai nấy đều nghi ngờ về khả năng dẫn dắt của người thầy Hàn Quốc. Song, nhìn lại hành trình của ông cùng bóng đá Việt Nam mới thấy, đây chính xác là một câu chuyện cổ tích.

Đầu tiên, phải nhắc đến chiến tích “Thường Châu tuyết trắng” năm nào. Ông đã giúp đội tuyển U23 Việt Nam vượt qua hàng loạt các đội bóng lớn mạnh, tiến vào chung kết giải vô địch U23 Châu Á. 

Tuy thua cực kỳ đáng tiếc và chỉ giành ngôi vị Á quân nhưng HLV Park Hang Seo đã khiến tinh thần yêu bóng đá của người dân Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

U23 Việt Nam tại Thường Châu tuyết trắng khiến cả Châu Á nể phục
U23 Việt Nam tại Thường Châu tuyết trắng khiến cả Châu Á nể phục

Nối tiếp thành công này, thầy Park đã khiến cả Châu Á bất ngờ khi đưa U23 Việt Nam vào đến bán kết Asiad 2018 và tứ kết Asian Cup 2019. Sau hơn nửa thế kỷ, ông Park Hang Seo chính là người giúp Việt Nam chinh phục giấc mơ vô địch SEA Games, giành ngôi vị cao nhất cực kỳ thuyết phục.

Bên cạnh đó, ông còn đưa đội tuyển quốc gia vào được vòng loại thứ 3 của World Cup 2022. Đồng thời, với tư cách này, Việt Nam cũng tự động vượt qua vòng loại AFC Asian Cup 2023 tại Trung Quốc.

Đến nay, nhờ những nỗ lực của cả thầy và trò, đội tuyển Quốc gia Việt Nam đang giữ ngôi vị số 1 khu vực Đông Nam Á, xét theo bảng xếp hạng của Liên đoàn bóng đá thế giới. Đây là con số mà bất kỳ người hâm mộ nước nhà nào nhìn vào cũng cảm thấy tự hào. 

Dù hiện tại ông Park Hang Seo đã không còn đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam. Nhưng hy vọng HLV người Pháp Philippe Troussier sẽ tiếp tục “thổi lửa”, đưa nền bóng đá Việt Nam ngày càng có vị trí trên bản đồ bóng đá thế giới. 

Lời kết

Có thể thấy, trải qua bao nhiêu khó khăn, bóng đá Việt Nam đang ngày càng phát triển, đạt được những thành tích cực kỳ khả quan ở thời điểm hiện tại. Hy vọng thông qua bài viết trên, quý bạn đọc đã có lời giải cho câu hỏi “Bóng đá du nhập vào Việt Nam từ năm nào”, đồng thời thêm yêu thích và ủng hộ nền thể thao nước nhà nhé.

Ngoài ra, những tin tức hấp dẫn, nóng hổi sẽ liên tục được cập nhật tại chuyên trang KQBĐ123. Hãy theo dõi chúng tôi ngay hôm nay nhé.