Dù ngày càng phổ biến trên thế giới nhưng với nhiều người, bóng rổ 3×3 có lẽ vẫn là khái niệm khá mới lạ. Vậy nên trong bài viết dưới đây, Kqbd123 sẽ giải đáp đến bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến môn thể thao này như bóng rổ 3×3 là gì, lịch sử xuất hiện và luật chơi như thế nào,… Hãy cùng đón đọc nhé!
Bóng rổ 3×3 là gì?
Bóng rổ là môn thể thao nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Điều này bắt nguồn từ sự hấp dẫn về mặt tâm lý, dẫn đến có rất nhiều người tò mò muốn hiểu rõ hơn về bộ môn đặc biệt này. Theo đó, ngoài cách chơi bóng rổ 5×5 đã quá quen thuộc và xuất hiện trong nhiều sự kiện thể thao trên thế giới, bóng rổ 3×3 cũng là hình thức chơi ngày càng thịnh hành hiện nay.
Bóng rổ 3×3 sẽ được chơi trên sân với một cột rổ, mỗi đội có 3 người chơi và thi đấu với nhau trong quãng thời gian nhất định. Vậy nên, bóng rổ 3×3 còn được gọi với cái tên khác là bóng rổ nửa sân
Tuy nhiên, đừng nhìn bóng rổ nửa sân có ít vận động viên mà nghĩ đây là nội dung thi đấu nhàm chán. Bởi trên thực tế, sự tranh tài quyết liệt của 6 vận động viên sẽ khiến không khí thêm phần nghẹt thở, hấp dẫn.
Đáng chú ý, khác với với bóng rổ 5×5, bóng rổ 3×3 không cần phải trang bị sân thi đấu mà có thể xây dựng ở bất kỳ nơi đâu, miễn là một nơi thoát mát, rộng rãi đủ để đặt cột rổ như bãi biển, công viên, phố đi bộ, trung tâm thương mại,… Đây cũng là cách mà bộ môn thể thao này đến gần hơn với nhiều bộ phận, thế hệ khán giả.

Lịch sử xuất hiện của bóng rổ 3×3
Cách đây khoảng gần 2 thập kỷ tức năm 2007, Thế Vận hội Thanh niên Mùa hè 2010 tại Singapore, FIBA (Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế) đã chính thức giới thiệu môn bóng rổ 3×3 đến thế giới. Đây là lần đầu tiên mà bóng rổ nửa sân được biết đến và được mọi người đón nhận nhiệt tình. Sau đó đến năm 2012, FIBA bắt đầu tổ chức giải vô địch thế giới bóng rổ 3×3 cho các đội tuyển Quốc gia.
Song, nếu bóng rổ truyền thống 5×5 được Olympic đưa vào thi đấu từ năm 1992 tại Barcelona thì vào năm 2017, Ủy ban Olympic Quốc tế mới thông báo rằng Thế Vận hội Mùa hè 2020 sẽ có nội dung thi đấu bóng rổ 3×3.
Đây là một tin mừng cho những người yêu bóng rổ nói chung và bóng rổ 3×3 nói riêng. Bởi lần lần đầu xuất hiện tại Olympic cũng chính là sự công nhận tuyệt vời nhất đối với bóng rổ 3×3, chứng tỏ sức hút không phải dạng vừa của bộ môn này. Từ đây, bóng rổ 3×3 cũng sẽ được phát triển một cách chuyên nghiệp hơn chứ không còn chỉ chơi ở trường học hay đường phố.

Luật chơi bóng rổ 3×3
Dù khác nhau một vài điểm nhưng nhìn tổng thể, luật chơi của bóng rổ 3×3 đều từ luật bóng rổ 5×5 mà ra. Nhưng vào tháng 8 năm 2019, FIBA đã công bố phiên bản mới của bộ quy tắc riêng biệt đối với bóng rổ 3×3, được áp dụng cho mọi giải đấu, trận đấu bóng rổ 3×3 trên toàn thế giới. Mục đích của việc này nhằm mang đến sự công bằng và chuyên nghiệp nhất cho bộ môn thể thao này. Sau đây là một số luật chơi bóng rổ nửa sân, mời các bạn tham khảo.
Sân và bóng thi đấu
Như các bạn đã biết, bóng rổ 3×3 chỉ thi đấu trong phạm vi nửa sân. Do đó, diện tích tiêu chuẩn sân thi đấu sẽ rơi vào 15mx11m, mặt sân cũng được thiết kế riêng biệt để dễ dàng tháo lắp và di chuyển hơn. Song, cũng có một vài giải đấu chọn cách tận dụng nửa sân bóng rổ truyền thống để thi đấu.
Ngoài ra, theo đúng tiêu chuẩn, đường ném phạt sẽ phải dài 5,80m, đường 2 điểm là 5,75m và khu vực nửa vòng tròn không có lỗi tấn công được vẽ phía dưới rổ.
Về bóng thi đấu, chúng sẽ được thiết kế với kích thước riêng biệt chỉ riêng cho bóng rổ nửa sân. Do đó, bóng rổ dùng để đấu 3×3 sẽ lớn hơn bóng số 6 và nhỏ hơn bóng tiêu chuẩn số 7 của nội dung 5×5.

Số lượng huấn luyện viên, cầu thủ thi đấu
Mỗi đội bóng sẽ có 1 huấn luyện viên và 4 thành viên bao gồm 3 người thi đấu chính, 1 người ngồi dự bị. Miễn là trong sân có tối đa 3 cầu thủ đang thi đấu thì hoàn toàn có thể thay người không giới hạn, không cần phải thông báo cho bàn thư ký hay trọng tài.
Đáng lưu ý chính là nếu một đội bóng không đạt tối thiểu 3 vận động viên tham gia thi đấu, họ sẽ ngay lập tức bị xử thua cuộc. Bên cạnh đó, huấn luyện viên cũng không được phép có mặt trên sân để chỉ đạo các cầu thủ thi đấu.

Trọng tài
Trong mỗi trận đấu bóng rổ nửa sân, những người điều hành sẽ bao gồm một trọng tài chính, một trọng tài phụ và 3 trợ lý hỗ trợ trọng tài chính là một thư ký, một người theo dõi thời gian, một người điều khiển đồng hồ 14 giây. Theo đó, 3 trợ lý ngồi ở bàn thư ký sẽ phân chia công việc: Một ghi điểm, một bấm giờ và một bấm đồng hồ 14 giây.
Phương thức bắt đầu trận đấu
Trước khi bước vào trận đấu chính thức, cả 2 đội sẽ có 3 phút để khởi động. Sau đó, thành viên của 1 đội A sẽ thực hiện cú ném rổ ở bất kỳ vị trí nào 3 điểm. Nếu bóng không và rổ, đội B sẽ có quyền phát bóng biên. Nhưng nếu đội A thành công vào rổ, đội A sẽ giành quyền phát bóng bắt đầu trận đấu. Theo luật phát bóng biên luân phiên, đội không có quyền phát bóng biên khi trận đấu bắt đầu sẽ được phát bóng ở lần nhảy giành bóng tiếp theo.
Thời gian thi đấu và cách tính điểm
Tổng thời gian thi đấu của mỗi trận đấu bóng rổ nửa sân là 10 phút và không tính thời gian bóng chết. Lượt tấn sẽ công được thay đổi tùy theo trường hợp đội phòng thủ tranh được bóng bật bảng hoặc đội phòng thủ bị ghi điểm. Họ sẽ phải đưa bóng ra bên ngoài vòng cung bán nguyệt để bắt đầu lượt tấn công mới.
Về cách tính điểm, những tình huống ghi điểm ngoài vòng cung bán nguyệt sẽ được tính là 2 điểm, trong khu vực vòng cung là 1 điểm, ném phạt thành công cũng được tính 1 điểm. Đội bóng nào đạt được 21 điểm trước, hoặc giành được số điểm cao hơn khi kết thúc sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
Nếu 2 đội có số điểm bằng nhau thì họ sẽ bước vào hiệp phụ sau 10 phút thi đấu. Lúc này, đội nào ghi 2 điểm trước sẽ giành chiến thắng. Số điểm giành được trong mỗi trận đấu cực kỳ quan trọng, vì đây là cơ sở để xác định các chỉ số phụ trong giải đấu.

Lỗi, ném phạt
Giống với bóng rổ 5×5, bóng rổ 3×3 cũng có các tình huống tương tự. Theo đó, khi một cầu thủ bị phạm lỗi trong lúc đang thực hiện ném rổ thì sẽ được hưởng 1 quả phạt. Nếu tình huống cầu thủ đó ghi điểm thành công, đội của họ sẽ được 1 điểm và 1 quả phạt bổ sung.
Từ lỗi đồng đội thứ 7, 1 đội bóng sẽ phải chịu hai quả ném phạt từ đội đối thủ bất kể lỗi gì. Từ lỗi đồng đội thứ 10, đội bóng đó sẽ chịu 2 quả ném phạt, đồng thời mất luôn quyền kiểm soát bóng. Một vận động viên nếu phạm đến 4 lỗi thì sẽ phải rời khỏi sân đấu. 1 đội sẽ ném phạt nếu đội đó phạm ba lỗi đồng đội trong cùng 1 hiệp đấu.
Luật 14 giây
Đúng như tên gọi, luật 14 giây chỉ đơn giản là các vận động viên phải cố gắng ném bóng vào rổ sao cho trong khoảng thời gian 14 giây.
Cách chơi bóng rổ 3×3 cơ bản
- Sau mỗi lần bóng ném vào rổ hoặc cú ném phạt cuối vào rổ được tính điểm:
- Đội không có điểm sẽ tiếp tục trận đấu ngay vị trí dưới rổ và chuyền bóng cho các đồng đội còn trong sân. Tuy nhiên, nếu vận động viên nhận bóng không ở sau đường 3 điểm, bóng sẽ phải được chuyền ra sau hoặc dẫn ra đường 3 điểm.
- Dẫn bóng đến bất kỳ vị trí nào trên sân sau đường 3 điểm: Ngay khi bóng bay ra sau đường 3 điểm, vận động viên phải có thêm 1 đường chuyền bóng cho đồng đội trước khi đưa bóng vào rổ.
- Sau lần ném vào rổ không thành công hoặc quả ném cuối không vào rổ:
- Nếu đội tấn công giành được bóng trước, có thể tiếp tục thực hiện ném bóng vào rổ mà không cần đưa bóng ra sau đường 3 điểm.
- Nếu đội phòng thủ giành được bóng, phải nhanh chóng dẫn bóng hoặc chuyền bóng ra sau đường 3 điểm.
- Ngay khi bóng ra sau đường 3 điểm, vận động viên cũng phải có thêm 1 đường chuyền cho đồng đội trước khi ném rổ.
- Sau khi giành hoặc cướp được bóng: Nếu ở trong khu vực 2 điểm, bóng phải được dẫn hoặc chuyền ra sau đường 3 điểm. Khi bóng nằm sau đường 3 điểm, vận động viên thực hiện chuyền bóng cho đồng đội trước khi ném bóng vào rổ.
- Nếu vận động viên đầu tiên của đội tấn công chính là người nhận bóng hoặc dẫn bóng sau 3 điểm mà cố gắng ghi điểm là phạm luật.
- Tất cả bóng biên sau khi phạm luật, mắc lỗi bóng ra biên, khi bắt đầu hiệp mới và hiệp phụ thì sẽ được phát từ vạch biên khu vực 3 điểm gần nơi phạm luật nhất. Vị trí được đánh dấu bóng ngoài biên là vạch 5 cm. Trọng tài chính sẽ cầm bóng đưa cho vận động viên đứng ngoài biên. Người phát bóng bắt buộc phải chuyền bóng cho đồng đội ở các vị trí trên sân sau vạch 3 điểm. Tuy nhiên, nếu bóng không ở vị trí sau vạch 3 điểm thì người nhận bóng sẽ chuyền hoặc dẫn bóng đến nơi sau vạch 3 điểm.
- Không được phép úp rổ nếu vòng rổ không có hệ thống giảm áp lực

Thay người
Khi bóng trở thành bóng chết (bóng ra ngoài biên) và đồng hồ tính giờ thi đấu đã dừng lại, các đội sẽ được phép thay người.
Hội ý
Không giống với một số nội dung thi đấu khác như bóng đá, bóng chuyền hay ngay cả bóng rổ 5×5, bóng rổ 3×3 sẽ không có lượt hội ý vào cho các đội trong suốt thời gian trận đấu diễn ra.
Tương lai của bóng rổ 3×3 trong thể thao
Khi bóng rổ 3×3 xuất hiện tại Olympic 2020, nhiều Liên đoàn Bóng rổ đã rất phấn khởi và tin rằng đây là lúc mà môn thể thao này trở nên bùng nổ trên khắp thế giới. Bởi hiện nay, bóng rổ nửa sân có đến hơn 700 nghìn cầu thủ được Liên đoàn Bóng rổ Pháp FFBB cấp giấy phép thi đấu chuyên nghiệp, chưa kể đến 2,5 triệu người đang tập luyện và thi đấu chưa giấy phép. Từ đó, đây cũng chính là môn thể thao đồng đội thứ 2 được nước Pháp cấp giấy phép sau bóng đá.
Thêm vào đó, Liên đoàn Bóng rổ Pháp vẫn đang tiếp tục những cách thu hút người tập luyện môn này, nhằm thực hiện mục tiêu tổ chức 10 nghìn giải đấu trên khắp mọi miền đất nước trong năm 2024, khi họ đăng cai Olympic. Đến hiện tại, đã có khoảng 2 nghìn giải đấu được tổ chức tại Pháp mỗi năm.
Tại Việt Nam, bóng rổ 3×3 cũng đang khá thịnh hành và được nhiều bạn trẻ thích chơi. Nhiều giải vô địch đã đưa môn thể thao này vào nội dung thi đấu của mình thay vì chỉ riêng bóng rổ truyền thống 5×5.

Lời kết
Bài viết trên đây của Kqbd123 là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp, nhằm giải đáp những thắc mắc của quý bạn đọc về bóng rổ 3×3 và luật chơi của bộ môn này. Hy vọng rằng qua đây, các bạn có thể yêu và theo dõi về sự phát triển của bóng rổ 3×3 trong tương lai nhé. Để cập nhật các kqbd mới nhất mỗi ngày và các tin thể thao nóng hổi, mời quý bạn đọc truy cập vào chuyên trang KQBD123.com.