Đúng như tên gọi, sân cầu lông là địa điểm diễn ra những trận luyện tập, thi đấu cầu lông hấp dẫn, có thể mang đến cho người chơi những phút giây vừa căng thẳng vừa sảng khoái, đồng thời rèn luyện sức khỏe, tăng giác quan nhạy bén. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sân bóng rổ sẽ có tiêu chuẩn về chiều dài như thế nào, lưu ý ra sao. Vậy nên trong bài viết dưới đây, Kqbd123 sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về chiều dài sân cầu lông đến với các bạn đọc. Hãy cùng theo dõi nhé!
Đôi nét về bộ môn cầu lông
Cầu lông (hay còn được gọi vũ cầu) là một trong những bộ môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Bởi chơi cầu lông không cần quá nhiều kỹ thuật cao siêu, chỉ với những bước chân nhanh nhẹn trên mặt sân, cùng khả năng quan sát ổn định là bạn đã có thể “chinh phục” được môn thể thao này.
Ngoài ra, cầu lông còn được chia thành 2 kiểu chính bao gồm: Cầu lông thi đấu và cầu lông thể dục. Nếu cầu lông thể dục có thể chơi ở sân thi đấu hoặc bất kỳ nơi nào có đủ không gian, thì cầu lông thi đấu bắt buộc phải chơi ở nơi được chuẩn bị sân đấu kỹ càng, đáp ứng được đầy đủ quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF).
Năm 1992, cầu lông chuyên nghiệp chính thức trở thành môn thể thao tranh tài, giành huy chương tại Thế vận hội Olympic với 5 hạng mục thi đấu, chính thức gây bùng nổ trên toàn thế giới.

Lịch sử hình thành sân cầu lông
Cầu lông ngày càng trở nên phổ biến thì sự quan tâm, tò mò của mọi người đối với bộ môn này ngày càng lớn. Như các bạn đã biết, những người chơi khi bắt đầu trận đấu cầu sẽ được chia thành 2 bên, cố gắng dùng vợt sao cho quả cầu giữ nguyên trên không trung và không chạm xuống mặt sân bên mình.
Về lịch sử hình thành, không có tài liệu nào ghi rõ nguồn gốc chính xác của sân cầu lông. Tuy nhiên, vào những năm 1856 đến 1859, một trò chơi có tên gọi Battledore và Shuttlecock đã được chơi tại một hội trường lớn có tên là Badminton House tại Anh Quốc, và cái tên này cũng sớm được đổi sang cầu lông sau đó.
Lúc này, cầu lông chỉ được chơi trong sân của hội trường chứ chưa chính thức có sân riêng hay quy định về chiều dài sân cầu lông. Đến năm 1901, một sợi dây thô sơ được mắc ngang giữa sảnh, tạo nên một tấm lưới tượng trưng. Đây cũng là lúc mà cấu tạo của của sân cầu lông dần hình thành.
Cho đến khi Liên đoàn Cầu lông Thế giới được thành lập vào năm 1934, bộ môn cầu lông mới được nhiều người biết đến, bắt đầu học cách chơi. Dần dà, cầu lông được đưa vào nội dung thi đấu của các giải và tồn tại đến bây giờ.

Quy định chiều dài sân cầu lông theo từng nội dung thi đấu
Chiều dài sân cầu lông tiêu chuẩn được quy định bởi BWF – Liên đoàn Cầu lông Thế giới. Hiện nay, cầu lông đang được chia thành hai hạng mục chính: đấu đơn và đấu đôi, lần lượt là đấu đơn nam, đấu đơn nữ, đấu đôi nam, đấu đôi nữ và đấu đôi nam nữ. Do đó, chiều dài sân cầu lông cũng sẽ có sự khác nhau.
Ngoài ra, chiều dài sân cầu lông tiêu chuẩn cho đấu đơn và đấu đôi là cố định, không thay đổi. Cùng Kqbd123 tìm hiểu cụ thể hơn trong nội dung dưới đây.

Chiều dài sân cầu lông đấu đơn
Theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF, chiều dài sân cầu lông đấu đơn sẽ là 13,4m. Đây là chiều dài sân cầu lông phổ biến và được áp dụng ở hầu hết tất cả sân cầu lông từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp trên thế giới.
Chiều dài sân cầu lông đấu đôi
Còn với chiều dài sân cầu lông đấu đối, Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF cũng quy định sân sẽ rơi vào khoảng 13,4m, tương tự với chiều dài sân cầu lông đấu đơn. Tuy nhiên, dù chiều dài giống nhau nhưng chiều rộng của sân đấu đôi lại lớn hơn sân đấu đơn. Vì vậy, khu vực đứng giao cầu của sân đấu đôi sẽ có phần ngắn hơn sân đấu đơn.
Một số tiêu chuẩn khác của sân cầu lông
Ngoài những tiêu chuẩn về chiều dài sân cầu lông, một sân cầu lông phù hợp để thi đấu, đạt chuẩn quốc tế còn phải đáp ứng được các quy định về phụ kiện trong sân như sau.
Mặt sân thi đấu
Quy định về chiều dài sân cầu lông chỉ được áp dụng đúng nhất khi sân được thiết kế với hình chữ nhật, chất liệu làm sân có thể là thảm cao su tổng hợp hoặc gỗ cứng. Ngoài ra, màu nền mặt sân thi đấu thường là xanh dương hoặc xanh lá.
Lưới cầu lông
Lưới cầu lông theo tiêu chuẩn có chiều dài ngang sân là 6,7m, chiều rộng là 0,76m và mắt lưới không nhỏ hơn 15mm, lớn hơn 20mm. Chất liệu lưới phải được sản xuất từ những sợi tổng hợp mềm hoặc sợi nilon, có màu đậm và độ dày đồng đều nhau.
Phần đỉnh lưới thông thường sẽ được gắn một lớp nẹp trắng phủ lên dây lưới hay dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Chưa hết, luật cầu lông cũng quy định, không được để khoảng trống giữa hai cột lưới và lưới, lưới phải được ép sát vào thân trụ cầu lông.
Cột căng lưới sân cầu lông
Cột căng lưới sân cầu lông tính từ mặt sân phải có chiều cao đến 1m55, được đặt trên các đường bên dọc vẽ trên mặt sân. Để có thể giữ cho lưới thật căng, cột căng lưới sân cầu lông cần được chế tác sao cho đứng thẳng và vững chắc. Nếu không có cột căng lưới tiêu chuẩn, người chơi cũng có thể thay thế bằng những chất liệu cốt chắc chắn khác.

Chiều cao mái che sân cầu lông
Theo tiêu chuẩn, chiều cao mái che sân cầu lông là 9m. Song hiện nay, có một số sân cầu lông do quy định của khu vực mà không được xây dựng quá cao. Bên cạnh đó, nhiều người thuê lại nhà kho đã có sẵn để tận dụng xây sân, vậy nên nhiều sân cầu lông chỉ cao tầm 7m – 8m.
Đường kẻ đúng kích thước sân cầu lông
Những đường kẻ trên sân cầu lông được chia thành 2 dạng: Sân cầu lông đấu đơn sử dụng đường kẻ bên trọng, sân cầu lông đối đơn chỉ định bởi những đường kẻ bên ngoài.
Baseline: Đường biên chạy song song với lưới và nằm ở vị trí cuối mỗi bên sân. Chiều dài của Baseline bằng với chiều rộng của sân cầu lông.
Doubles sideline: Đây là đường kẻ thẳng với Baseline, tạo ra đường ranh giới giữa bên trong và bên ngoài sân cầu lông.
Center line: Đường kẻ nằm vuông góc với lưới, chia mặt sân thành 2 nửa chiều dọc phải và trái để người chơi đứng giao cầu.
Short service line: Còn được gọi với cái tên khác là vạch giao cầu ngắn, nằm cách lưới khoảng 2m.
Long service line: Đây gọi là vạch giao cầu dài. Khi thực hiện giao cầu, người chơi không được để cầu đi quá vạch này, nếu không sẽ bị tính thua.
Lưu ý khi làm sân cầu lông
Như chúng tôi đã nói, cầu lông đang là bộ môn thu hút được một số lượng lớn người ưa thích, phù hợp với tất cả đối tượng từ bé đến lớn. Tuy nhiên, nhu cầu chơi cầu lông tăng cao cũng là lúc mà sân cầu lông cần được xây dựng nhiều hơn để phục vụ người dân. Dưới đây là một số lưu ý khi làm sân cầu lông do Kqbd123 tổng hợp, các bạn có thể tham khảo nhé.

Kích thước sân cầu lông chuẩn
Điều đầu tiên khi tiến hành xây dựng sân cầu lông chính là kích thước tiêu chuẩn, cụ thể là chiều dài sân cầu lông và chiều rộng sân cầu lông. Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua nếu bạn muốn sân cầu lông của mình có kích thước chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế.
Sân cầu lông đơn: Chiều dài sân cầu lông đơn là 13,4m; Chiều rộng là 5,18m; Đường chéo sân dài 14,3m; Độ dày đường biên (thường là vạch kẻ trắng hoặc vàng) là 4cm.
Sân cầu lông đôi: Chiều dài sân cầu lông đôi là 13,4m; Chiều rộng là 6,1m; Đường chéo dân dài 14,7m; Độ dày đường biên là 4cm, cũng thường là vạch kẻ trắng hoặc màu vàng.

Thi công sân cầu lông trên nền bằng phẳng
Một yếu tố tưởng chừng đơn giản mà không kém phần quan trọng đó là địa điểm xây sân cầu lông. Một sân cầu lông có chất lượng tốt, thẩm mỹ phải đảm bảo bề mặt luôn bằng phẳng, không nhấp nhô, gồ ghề. Do đó, trước khi tiến hành thi công sân cầu lông, cần phải dùng thiết bị chuyên dụng để cán phẳng bề mặt, sau đó mới trải thảm lên trên.
Tìm mặt thảm sân cầu lông chất lượng
Mặt thảm sân cầu lông tác động rất lớn đến chất lượng sân cầu lông nói chung và bề mặt sân nói riêng. Vậy nên, chất liệu thảm trải sân cần được lựa chọn kỹ càng, chất lượng, có độ bền tốt. Ngoài ra, nên tìm ra mặt thảm có độ dày từ 3mm – 4mm để tạo nên độ êm ái, nhẹ nhàng khi các người di chuyển trên bề mặt sân.
Đặc biệt lưu ý là bề mặt sân cầu lông không được quá trơn hay quá cứng. Bởi không những việc di chuyển gặp khó khăn mà còn dễ xảy ra chấn thương, chảy máu nếu không may bị ngã.
Sân cầu lông nên có mái che
Nếu xây sân cầu lông ngoài trời, các yếu tố tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão có thể làm gián đoạn quá trình chơi thể thao của bạn. Vậy nên, tốt nhất sân cầu lông nên được thi công có mái che, hoặc xây trong nhà, miễn sao được vây kín để không bị ảnh hưởng bởi ngoại lực.
Lựa chọn trụ lưới cầu lông tốt
Nếu không muốn bảo trì và tiêu tốn tiền bạc vào việc tu sửa, tốt nhất bạn nên lựa chọn trụ lưới cầu lông có chất lượng tốt. Với trụ lưới cầu lông, đây là dụng cụ khá quan trọng trong cầu lông. Việc lựa chọn những trụ lưới đạt tiêu chuẩn sẽ tiết kiệm được cho chủ nhân khá nhiều chi phí.
Lời kết
Thông qua bài viết trên, Kqbd123 đã chia sẻ đến độc giả những thông tin cần thiết về chiều dài sân cầu lông, tiêu chuẩn sân cầu lông và một số lưu ý khi làm sân cầu lông. Hy vọng rằng những bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm kiến thực về bộ môn thể thao thú vị này.