13+ luật bóng rổ trong thi đấu cho người mới bắt đầu

Tương tự như những môn thể thao khác, bóng rổ cũng sở hữu những quy định riêng yêu cầu người chơi phải tuân theo. Vì vậy, để không mắc phải những lỗi cơ bản trong thi đấu bóng rổ, hãy cùng Kqbd123 tìm hiểu về luật bóng rổ trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bóng rổ

Nhắc về bóng rổ, chúng ta thường nghĩ ngay đến những vận động viên có chiều cao “khổng lồ” cùng sự nhanh nhẹn tuyệt vời. Bởi mục tiêu chính của bộ môn thể thao này là thi đấu đối kháng giữa hai đội bóng, 5 cầu thủ trên sân sẽ lần lượt ghi điểm bằng cách đưa bóng vào rổ đối phương. Đội nào khi kết thúc trận đấu có nhiều điểm hơn thì sẽ giành chiến thắng.

Đặc biệt, vì rất đề cao tinh thần đồng đội nên các thành viên phải có sự đoàn kết, phối hợp đồng điệu để hạn chế, ngăn cản đối phương ném bóng vào rổ đội mình, đồng thời thực hiện những pha tấn công đúng theo đúng luật bóng rổ. Chính vì sự thú vị này nên bóng rổ ngày càng được ưa chuộng trên toàn thế giới như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Anh,…

Trên thực tế, bóng rổ sẽ được người trẻ rèn luyện và thi đấu nhiều hơn. Bởi bộ môn thể thao này cần thể lực khá tốt và phải vận động, bật cao cùng tranh giành bóng liên tục. Tuy nhiên, vì sở hữu tính giải trí cao,  giúp người chơi tăng chiều cao khá hiệu quả, rèn luyện thể lực cùng sự dẻo dai, phản xạ tốt nên bóng rổ hiện đang là một trong những môn thể thao phổ biến nhất.

Đôi nét về bộ môn thể thao bóng rổ
Đôi nét về bộ môn thể thao bóng rổ

Nguồn gốc của bộ môn bóng rổ

Nguồn gốc của bóng rổ bắt nguồn từ Mỹ, được phát mình bởi James Naismith – một giáo viên thể dục của trường thể chất tại bang Massachusetts. Theo đó, vào mùa đông năm 1891, thời tiết băng giá khiến toàn bộ những hoạt động thể thao ngoài trời phải ngừng hoạt động và chuyển hết vào phòng tập trong nhà. Điều này tạo cho các học sinh cảm giác nhàm chán, thiếu sức sống. Nhận ra được tinh thần của học trò giảm sút, Tiến sĩ James Naismith và một số đồng nghiệp đã cùng nhau sáng tạo một trò chơi cực kỳ thú vị, sau đó đặt tên là bóng rổ.

Trong quãng thời gian nghiên cứu, bóng rổ được hình thành với tổng cộng 13 quy tắc khác nhau. Ban đầu, bộ môn bóng rổ chỉ được chơi trong nhà, sử dụng tay để bắt và ném bóng thay vì gậy gộc. Ngoài ra, mỗi đội bóng sẽ gồm 9 vận động viên thi đấu, thiết bị thi đấu thô sơ với 2 giỏ đựng trái cây và 1 quả bóng. Dần dà, số lượng thành viên trong sân thu hẹp xuống 7 và giảm xuống 5 cầu thủ chia đều cho hai đội chơi.

Cuối cùng, bóng rổ chính thước ra đời vào ngày 21/12/1891 tại Springfield, Massachusetts và được rất nhiều người hưởng ứng. Sau đó, bộ môn thể thao này lan rộng ra toàn Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên khắp hành tinh. 

Tại Việt Nam, bóng rổ du nhập vào thời kỳ Pháp thuộc qua những người lính Pháp. Tuy nhiên ở thời điểm này, bóng rổ hầu như chỉ được chơi bởi những người quyền quý hoặc có ảnh hưởng. Mãi đến khi Cách mạng tháng 8 thành công, bóng rổ mới được thúc đẩy phát triển hơn, được quan tâm và rèn luyện ở nhiều tỉnh thành như Cao Bằng, Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng,…

Năm 1992, Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam (tiền thân là Hiệp hội Bóng rổ Việt Nam) chính thức gia nhập làm thành viên của Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế. Trải qua nhiều trầm bổng, bóng rổ hiện tại ngày càng trở nên bùng nổ, được tổ chức vô vàn giải đấu trong năm và giảng dạy tại nhiều trường văn hóa, thể thao trên cả nước.

Nguồn gốc của bóng rổ
Nguồn gốc của bóng rổ

Luật bóng rổ trong thi đấu

Để bắt đầu rèn luyện hay thi đấu một môn thể thao nào đó, việc đầu tiên mà người chơi cần làm chính là tìm hiểu về luật thi đấu và đương nhiên, bóng rổ cũng không phải ngoại lệ. Khác với bóng đá, bóng chuyền hay bóng bàn, luật bóng rổ có những đặc điểm riêng biệt.

Luật bóng rổ trong thi đấu
Luật bóng rổ trong thi đấu

Sân thi đấu

Trong luật bóng rổ, sân thi đấu phải đáp ứng được những quy định cụ thể sau:

  • Sân bóng rổ phải là mặt phẳng, cứng, không có bất kỳ chướng ngại vật nào nằm trên sân.
  • Kích thước cụ thể của sân bóng rổ là 28,65m x 15,24m. Vạch 3 điểm cách hình chiếu của tâm rổ khoảng cố định là 6,75m. 3 vòng tròn trên sân có đường kính 3,6m.

Đội bóng

Trong phần này, luật bóng rổ có quy định về đội bóng và quy định về trang phục thi đấu. 

Quy định về đội bóng

  • Mỗi đội phải có đủ 5 cầu thủ thi đấu trên sân trong mỗi trận, 1 huấn luyện viên chính và một trợ lý.
  • Có tối đa 12 cầu thủ sẽ được thi đấu, bao gồm cả cầu thủ dự bị và đội trưởng.
  • Cầu thủ dự bị sẽ được tham gia vào trận đấu chính thức khi được sự cho phép của trọng tài. 

Quy định về trang phục thi đấu

  • Phía trước và đằng sau quần, áo cùng một màu.
  • Áo có thể mặc loại liền quần, không thì phải được bỏ vào quần.
  • Áo không có tay áo, nếu có thì phần này phải ngắn hơn khuỷu tay.
  • Các cầu thủ sẽ có số áo không nhau. Các chi tiết được trang trí cách số áo ít nhất là 5cm.

Thời gian thi đấu

Thời gian thi đấu sẽ được chia 2 thành dạng: Quy định về thời gian thi đấu và quy định về thời gian hội ý.

Quy định về thời gian thi đấu

Quy định về thời gian thi đấu theo luật bóng rổ như sau:

  • 1 trận bóng rổ sẽ diễn ra với 4 hiệp thi đấu, mỗi hiệp kéo dài trong thời gian 10 phút.
  • Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp là 2 phút. Tuy nhiên, thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút.
  • 1 – 2 hiệp phụ sẽ được diễn ra nếu trận đấu chính thức kết thúc với tỉ số hòa giữa hai đội. Mỗi hiệp phụ sẽ kéo dài trong 5 phút.

Quy định về thời gian hội ý

Trong 3 hiệp đầu tiên, 2 đội sẽ được hội ý một lần trong mỗi hiệp. Riêng hiệp 4 có sự thay đổi khi được hội ý 2 lần. Thời gian hội ý cho mỗi hiệp là tối đa 60 giây.

Thời gian bắt đầu, kết thúc trận đấu

  • Trận đấu bắt đầu khi thành viên của cả 2 đội nhảy và chạm vào bóng đúng luật. Nếu một đội không có đủ 5 cầu thủ trên sân thì trận đấu sẽ không bắt đầu.
  • Trong hiệp đấu thứ 3, hai đội sẽ đổi sân cho nhau. Trước khi hiệp 1 và hiệp 3 bắt đầu, cầu thủ sẽ được phép khởi động ở vị trí sân của đối thủ.

Quy định về tình trạng bóng

Có 2 tình trạng bóng phổ biến trên sân bóng rổ là bóng sống và bóng chết. 

Bóng sống

Trong quy định về trình trạng bóng, bóng sống sẽ có tiêu chuẩn như sau:

  • Khi các cầu thủ chơi trong sân tranh bóng, chạm bóng đúng luật.
  • Khi các cầu thủ thực hiện những cú ném phạt.
  • Khi các cầu thủ thực hiện phát bóng từ biên.

Bóng chết

Trong luật bóng rổ, bóng chết được quy định là:

  • Bóng đã ném vào rổ và được tính là ghi điểm hoặc sau khi thực hiện các quả ném phạt.
  • Tiếng còi của trọng tài vang lên khi bóng sống.
  • Đồng hồ 24 giây phát ra tín hiệu khi có 1 đội vẫn đang kiểm soát bóng.
  • Cầu thủ thực hiện cú ném phạt không vào rổ mà tiếp tục bằng 1 quả bóng rổ khác hoặc thêm 1 quả nóng ném phạt.

Cách tính điểm

Bóng được tính điểm trong trường hợp bóng sống lọt vào rổ từ phía trên, bóng nằm trong vành hoặc dưới vành bóng rổ.

Cách tính điểm được chấp nhận là:

  • 1 điểm với những cú ném phạt.
  • 2 điểm khi ném từ khu vực hai điểm.
  • 3 điểm khi thực hiện thành công quả ném rổ từ khu vực 3 điểm.
  • Cầu thủ của một đội không may ném bóng trúng rổ của đội nhà thì đội đối thủ được cộng 2 điểm.

Luật nhảy tranh bóng trong bóng rổ

Việc tranh bóng diễn ra khi trọng tài chính tung bóng lên cao từ vòng tròn ở giữa sân thi đấu. Bóng rổ có thể được chạm bởi 1 hoặc 2 người khi đạt đến độ cao lớn nhất.

Những tình huống thực hiện nhảy tranh bóng là:

  • Khi trọng tài bắt đầu 1 hiệp thi đấu mới.
  • Khi bóng bị kẹt ở bảng rổ.
  • Khi cả 2 đội cùng phạm lỗi.
  • Khi trọng tài có quyết định chưa đồng nhất.
  • Khi cả hai đội cùng giữ bóng: Có 1 hoặc hơn 1 cầu thủ từ hai đội giữ chặt bóng nhưng không có bên nào giành được.

Tranh bóng được xem là phạm luật khi:

  • Bóng được chạm qua 2 lần.
  • Chạm vạch trong khi nhảy tranh bóng.
  • 1 hoặc 2 đội tranh giành bóng nhưng có hành vi thô bạo.
  • Cầu thủ chạm bóng khi bóng chưa đạt được độ cao giới hạn.

Luật thay người

  • Hiệp đấu có thể ngưng lại khi 1 đội có mong muốn thay người. Trong một lần thay người, có thể thay một hoặc nhiều cầu thủ.
  • Quá trình thay người diễn ra khi bóng chết, đồng hồ thi đấu dừng lại, hoặc trọng tài kết thúc giao tiếp với trọng tài.
  • Cầu thủ được nhận cú ném phạt sẽ bị thay thế nếu gặp chấn thương, phạm lỗi hoặc bị truất quyền thi đấu.

Ném phạt

Trong luật chơi bóng rổ, cầu thủ bị đối phương phạm lỗi sẽ được nhận một quả ném phạt. Không được thay thế người thực hiện cú ném phạt trừ trường hợp cầu thủ bị chấn thương không thể thi đấu hoặc phải rời sân. Lúc này, người thay thế sẽ được ném phạt hoặc đội trưởng sẽ là người chỉ định người thực hiện.

Các cú ném phạt trong bóng rổ được quy định như sau:

  • Cầu thủ đúng ở giữa vòng tròn, sau vạch ném phạt.
  • Có thể dùng mọi kỹ thuật ném rổ tại vị trí ném phạt.
  • Cú ném phạt cần được thực hiện trong vòng 5 giây sau khi trọng tài thổi còi.

Luật về can thiệp bóng

  • Trong luật bóng rổ quy định, các cầu thủ chơi chỉ được sử dụng tay để chơi bóng với các cách thức như cầm bóng, chuyền bóng, dẫn bóng, ném bóng,…
  • Cầu thủ sẽ bị tính là phạm luật khi có tình sử dụng các bộ phận khác trên cơ thể như ngực, vai, đầu, chân,… để chơi bóng. Nếu vô tình chạm bóng vào cơ thể, cầu thủ sẽ không bị bắt lỗi.
  • Cầu thủ dùng tác động với bóng từ dưới lên (tương tư với động tác phát bóng trong bóng chuyền) sẽ bị tính là phạm lỗi.
  • Nếu bóng đang trong đường bay ném vào rổ thì các cầu thủ không được can thiệp vào đường bóng.
  • Khi bóng trong rổ, cầu thủ phòng thủ không được chạm vào bóng và vành rổ.
  • Khi ném bóng, nếu bóng chạm vào vành rổ và vành rổ thì cả hai đội không được tác động vào vành rổ hoặc bản rổ.
  • Trong trường hợp các cầu thủ phạm lỗi, trọng tài có thể xử phạt theo các phương án như cho thực hiện các quả ném biên, ghi điểm cho 1 đội hoặc cho hai đội tranh bóng.

Luật bóng rổ về xử thua đội bóng

Trong luật bóng rổ, trọng tài có xử thua một đối bóng trong các trường hợp sau đây:

  • Đội bóng không có mặt hoặc không có đầy đủ 5 cầu thủ sau khi trận đấu được diễn ra trong vòng 15 phút.
  • Đội bóng có hành động phi thể thao, cản trở trận đấu.
  • Lỗi phản ứng trước các quyết định của trọng tài.
  • Đội không thì đấu sau khi trọng tài yêu cầu bắt đầu trận bóng.
  • Đội bóng có ít hơn hai người so với đối thủ cũng sẽ bị xử thua.

Bắt lỗi

Cùng tìm hiểu về cách bắt lỗi trong luật bóng rổ dưới đây.

Luật 3 giây

Theo luật bóng rổ, khi một cầu thủ kiểm soát bóng thì không được xuất hiện liên tục hơn 3 giây trong khu vực giới hạn của đối thủ trong lúc đồng hồ vẫn đang chạy.

Luật 5 giây

Một cầu thủ cầm bóng và bị đối thủ kìm chặt với khoảng cách 1m không thực hiện đường chuyền trong 5 giây sẽ bị cho là phạm luật. Lúc này, trọng tài chính sẽ để đối phương hưởng 1 cú ném biên ở khu vực gần vị trí xảy ra lỗi nhất. Lưu ý, không thực hiện ném biên ở phía sau bảng.

Luật 8 giây

Khi giành được bóng sống trong khu vực của đội nhà, cầu thủ phải ngay lập tức đưa bóng sang phần sân của đối phương trong thời gian 8 giây. Nếu vượt quá thời gian này thì sẽ tính là phạm luật.

Luật 24 giây

Bất kỳ cầu thủ nào giành được bóng trong sân thì cần thực hiện quả ném rổ trong vòng 24 giây. Nếu quá thời gian yêu cầu, cầu thủ sẽ bị cho là phạm luật.

Cầu thủ ở ngoài biên

Khi một bộ phận trên cơ thể cầu thủ tiếp xúc với mặt ngoài đường biên, hoặc có sự va chạm với vật ở trên không hay bên ngoài đường biên thì vận động viên đó được xem là ở ngoài biên.

Bóng ở ngoài biên

Bóng được xét là ở bên ngoài đường biên khi bóng chạm phải bất cứ cầu thủ nào ở đường biên, giá đỡ bảng rổ, hoặc bất kỳ thứ gì ở phía trên của sân bóng.

Lỗi cá nhân trong thi đấu

Người chơi cần phải chú ý một số lỗi cá nhân trong thi đấu bóng rổ để tránh đội mình gặp bất lợi.

Lỗi va chạm

Đúng như cái tên, lỗi va chạm là các cầu thủ có hành vi đẩy, chặn, đánh người,… quá mức cho phép. Cầu thủ sẽ bị phạt nếu phạm lỗi, tính cả trường hợp bóng sống, bóng chết hoặc không có bóng.

Trong tính huống có lỗi va chạm, trọng tài có thể tùy vào mức độ mà xử lý bằng các cách như ném rổ để phạt đền hoặc thực hiện ném phạt biên.

Lỗi phản tinh thần thể thao

Cầu thủ được cho là mắc lỗi khi không tuân theo nhận định của trọng tài hoặc cố tình phạm lỗi với đối phương. Trọng tài sẽ dùng các phương án sau:

  • Ghi 1 lỗi phản tinh thần thể thao với cầu thủ vi phạm.
  • Cho thực hiện 1 hoặc nhiều quả ném phạt, sau đó tiến hành ném phạt biên.

Lỗi cả hai bên

Trong trường hợp cả 2 đội đều có cầu thủ cùng phạm lỗi thì phần lỗi sẽ bị ghi cho cả hai bên, sau đó trọng tài cho tiếp tục trận đấu.

Lỗi trục xuất

Dù là cầu thủ, cầu thủ dự bị hay huấn luyện viên mà có những hành động phản tinh thần thể thao, mắc lỗi một cách trắng trợn thì nếu bị phát biện sẽ ngay lập tức bị truất quyền thi đấu. Tiếp đó, đội không phạm luật sẽ có quyền thực hiện ném biên và ném phạt. 

Lỗi kỹ thuật

Nói về lỗi kỹ thuật, đây là lỗi mà các vận động viên cố tình không tuân thủ và thực hiện luật bóng rổ như thiếu tôn trọng trọng tài, cố tình trì hoãn trận đấu, có lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực. Nếu sai phạm những quy tắc này, trọng tài sẽ ghi lỗi cầu thủ đó và đội nhà sẽ nhận một quả ném phạt.

Lời kết

Có thể thấy, việc học luật bóng rổ là cực kỳ cần thiết và các cầu thủ khi thi đấu đều phải tuân theo những quy định này. Hy vọng những thông tin mà Kqbd123 chia sẻ sẽ mang đến cho quý bạn đọc hiểu hơn về luật lệ, cách thức thi đấu trong mỗi trận bóng rổ. Ngoài ra, những thông tin nóng hổi và thú vị về bóng đá sẽ liên tục được cập nhật tại Kqbd123