Được mệnh danh là một trong những “chân sút” vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá, Lionel Messi nổi tiếng với tài năng cùng lối chơi bóng đẳng cấp. Vì thế, anh được các câu lạc bộ và công chúng săn đón cuồng nhiệt, trở thành con cưng với nhiều đãi ngộ cao ngất ngưởng. Thế nhưng, đi đôi với mức lương khổng lồ chính là những cám dỗ mà không phải ai cũng tránh được. Và câu chuyện Messi trốn thuế chính là một minh chứng cho việc này. Cùng tìm hiểu thêm về kỳ án Messi trốn thuế tại Kqbd123 nhé.
Lionel Messi là ai?
Siêu sao bóng đá Lionel Messi có tên đầy đủ là Lionel Andrés Messi Cuccittini, sinh ngày 24/6/1987 tại Rosario, Argentina. Hiện tại, anh đang thi đấu dưới danh nghĩa đội trưởng câu lạc bộ Inter Miami và đội trưởng đội tuyển Quốc gia Argentina.
Trong suốt nhiều năm chinh chiến trên sân cỏ, viên ngọc quý của làng bóng đá luôn giữ được phong độ ổn định, liên tục tạo ra những kỷ lục mà chưa ai có thể phá vỡ.
Theo đó, Messi là chân sút duy nhất 7 lần nhận được danh hiệu Quả bóng vàng, 6 lần giành Chiếc giày vàng Châu Âu và xuất sắc góp mặt trong hàng ngũ Ballon d’Or Dream Team năm 2020.
Không những vậy, M10 còn được ví von như một thợ săn bàn thắng kỳ khôi khi ghi được hơn 800 bàn thắng trong suốt sự nghiệp, tính cả câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia. Đồng thời, anh cũng là cầu thủ bỏ túi nhiều bàn thắng nhất (672 bàn) từ trước đến nay cho một câu lạc bộ.

Ngoài ra, bề dày thành tích của anh cũng không phải dạng vừa với loạt thành tích đáng nể như: Vô địch FIFA World Cup 2022, vô địch Copa America 2021, 10 giải La Liga, 4 giải UEFA Champions League,…
Có thể thấy, thật không nói quá khi Messi đang là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Nhưng để trả lời cho câu hỏi “Messi trốn thuế không?” thì mời quý bạn đọc theo dõi nội dung tiếp theo.
Tổng quan vụ Messi trốn thuế gây sốc làng bóng
Như chúng tôi đã nói, lương của Messi từ trước đến nay luôn khiến nhiều người phải ngỡ ngàng bởi những con số khổng lồ. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi thực lực của Messi xứng đáng được trả một khoản hậu hĩnh.
Thế nhưng, với mức thu nhập kếch xù như vậy, việc các cầu thủ tìm cách trốn thuế cũng không phải chuyện hiếm. Và Messi chính là một trong số cầu thủ từng vướng phải lùm xùm trốn thuế một thời.
Dưới đây, Kqbd123 sẽ tổng quát một cách ngắn gọn nhưng cũng đầy đủ nhất về kỳ án Messi trốn thuế gây chấn động môn thể thao Vua.

Cáo buộc Messi trốn thuế nổ ra
Vào giai đoạn năm 2007 – 2009, Lionel Messi từng bị cáo buộc trốn khoảng 4,1 triệu euro (tương đương 104 tỷ đồng hiện tại). Thời điểm đó, các nguồn tiền trên đều được bỏ vào túi tiền đạo người Argentina dưới hình thức từ thiện chứ không phải là thu nhập chính.
Theo truyền thông báo chí xứ Catalan, siêu sao bóng đá Messi trốn thuế hết sức tinh vi. Không những lợi dụng Leo – Messi Foundation để tiếp nhận các nguồn tiền từ bản quyền hình ảnh, quảng cáo hay thưởng thêm, tiền đạo Argentina còn bị cáo buộc đã chia số tiền thành nhiều phần nhỏ rồi gửi vào tài khoản bí mật ở Hong Kong (Trung Quốc) và Curacao (Caribbean).
Có thể nói, những chiêu trò tương tự cách Messi trốn thuế như thế này không hề mới ở “xứ sở bò tót”. Chúng ta phải biết rằng, tại Tây Ban Nha, chính quyền áp dụng mức thuế lên đến 43% cho tầng lớp có thu nhập cao, tức gần một nửa lương tháng của một người.
Những hoạt động mờ ám của quỹ Leo – Messi
Mọi nguồn cơn của sự việc có lẽ bắt nguồn từ quỹ Leo – Messi (hay Leo – Messi Foundation). Đây là một “tổ chức gia đình” được thành lập vào năm 2007. Những thành viên góp mặt trong tổ chức này đều là người có quan hệ thân quen với Messi, trừ giám đốc Inigo Juarez. Và bất ngờ thay, chính Inigo Juarez lại là người nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng, dính líu đến việc Messi trốn thuế.
Nếu xét về thực tế, quỹ từ thiện Leo – Messi đã lẫn lộn giữa ranh giới bất hợp pháp và hợp pháp trong suốt 6 năm. Mãi đến thời điểm năm 2013, Messi với chính thức đăng ký cho tổ chức được hoạt động ở Tây Ban Nha. Nói chính xác, mọi thủ tục chỉ mới được hoàn thành trước cáo buộc Messi trốn thuế 6 ngày.
Chính quyền Tây Ban Nha cũng khẳng định, quỹ từ thiện do Messi thành lập từng 2 lần xin đăng ký hoạt động nhưng bất thành. Nguyên nhân là do tổ chức này chưa đáp ứng được một số quy định đã đề ra.

Ngoài ra, trong quãng thời gian Leo – Messi Foundation hoạt động từ năm 2007 – 2012, Barcelona (CLB Messi đang thi đấu) vẫn gửi tặng ít nhất 8,5 triệu euro cho tổ chức dù biết họ chưa đạt chuẩn nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, dù đã cam kết sẽ gửi báo cáo hoạt động hàng năm cho đội bóng xứ Catalan, song tổ chức của Messi lại không hề làm điều này.
Cho đến tháng 6/2015, trước sức ép của tòa án và cơ quan thuế, quỹ từ thiện Leo – Messi mới chịu gửi những tài liệu liên quan đến hoạt động của họ trong những năm qua.
Khi bảng cân đối tài chính được công khai ra bên ngoài, không ít người phải ngỡ ngàng trước những chi phí “trên trời” mà tổ chức đã ghi lại. Ví dụ như chỉ riêng việc cải tạo lại văn phòng của tổ chức, nằm trên tầng 9 trong tòa nhà Barca cũng đã tiêu tốn đến 550 nghìn euro.
Đáng chú ý, nguồn thu của quỹ Leo – Messi có đến hơn 90% tới từ Barcelona và quỹ từ thiện của câu lạc bộ. Ngoài ra, tổ chức này cũng chi rất nhiều tiền cho nhiều cá nhân không được rõ ràng.
Không những vậy, chỉ riêng năm 2016, quỹ Leo – Messi đã không quyên góp bất kỳ khoản tiền nào ngoài tiền đến từ Barca. Nhiều nguồn tin rò rỉ nói rằng, quỹ Leo – Messi từng gửi tặng hơn 1 triệu euro cho 1 phái đoàn ở Argentina nhưng lại không ghi vào sổ sách.
Những hoạt động đáng nghi của quỹ từ thiện Leo – Messi đều có thể làm bằng chứng chống lại Messi trên tòa. Câu chuyện cho Messi trốn thuế đã gần như có lời giải.
Thực hư chuyện Messi trốn thuế đổ lỗi cho cha
Khi mọi chuyện đã vỡ lở, Lionel Messi và bố của mình – ông Jorge Messi đã được tòa án triệu tập để thẩm vấn về hành vi Messi trốn thuế. Tuy nhiên, Messi liên tục khẳng định rằng bản thân không hề liên quan đến các hành động phạm pháp. Việc anh làm chỉ là đá bóng và tiêu tiền, còn trách nhiệm đóng thuế và những vấn đề khác sẽ do bố anh lo liệu.
Vì vậy thời điểm ấy, bằng một cách thần kỳ nào đó mà Messi đã từng được cơ quan công tố xứ Catalan xử vô tội. Người phải “đứng mũi chịu sào” trước pháp luật chính là cha đẻ anh.

Thậm chí, El Pulga còn được khuyến khích hầu tòa để làm chứng chống lại ông Jorge Messi. Song, Messi đã từ chối làm việc này. Vì vậy, kỳ án Messi trốn thuế vẫn tiếp tục được kéo dài để thu thập bằng chứng.
Vở diễn không thành
Khi phải đối mặt với câu hỏi của công tố về công ty có tên Jabrill, được thành lập ở Uruguay với nhiệm vụ xử lý các khoản thu nhập liên quan đến thương hiệu hình ảnh cá nhân, Messi đã khẳng định:
“Tôi không hề biết chuyện tôi là một thành viên và là Giám đốc của Công ty này. Tôi ký giấy tờ vì bố tôi bảo vậy. Tất cả những gì tôi biết là ký một thỏa thuận với nhà tài trợ để quảng cáo, chụp ảnh và làm những thứ tương tự. Tôi nhớ chúng tôi có tìm đến một phòng công chứng nhưng khi đó tôi mới 18 tuổi và nhận thức hoàn toàn khác so với hiện tại”.
Đứng trước tòa, cha của Messi cũng chia sẻ rằng siêu sao người Argentina không hề biết gì đến những vì hành vi liên quan đến cáo buộc trốn thuế. Song, sau “màn kịch” đã được diễn vào thời điểm năm 2013, cơ quan thẩm quyền Tây Ban Nha đã không còn tin những gì mà hai bố con nói.
Mức phạt 21 tháng tù đáng nhớ
May mắn không còn mỉm cười với chàng tiền đạo tài hoa. Vào ngày 6/7/2016, sau quá trình điều tra, lấy lời khai của Messi và cha ruột, tòa án tại Tây Ban Nha đã ra quyết định phạt 21 tháng tù đối với Lionel Messi cùng cha là ông Jorge Messi. Cả hai bị buộc tội trốn thuế trong thời gian 2007 – 2009, Messi phải nộp lại khoản tiền phạt là 2,3 triệu USD và riêng cha của Messi là 1,6 triệu USD.

Tuy nhiên, dù Messi trốn thuế nhưng anh sẽ không phải chịu cảnh sống trong tù. Bởi pháp luật Tây Ban Nha đã quy định, bất cứ hình phạt nào dưới thời hạn 2 năm đều có thể thay bằng biện pháp quản chế, nhất là khi đối tượng thực thi chưa có bất kỳ tiền án tiền sự nào.
Barca giúp Messi trốn thuế?
Để tránh việc phải ngồi tù, Lionel Messi không chỉ phải hoàn trả 2 triệu euro tiền trốn thuế mà còn phải nộp tiền bảo lãnh. Thế nhưng, siêu sao bóng đá hàng đầu thế giới không chấp nhận việc trả khoản này và Barcelona đành đứng ra để giải quyết mớ bòng bong.
Vụ việc Messi trốn thuế nổ ra, câu lạc bộ thường xuyên gửi từ thiện như Barca cũng không tránh khỏi việc yêu cầu kiểm tra thuế. Từ khoản tiền 7,5 triệu euro gửi cho quỹ Leo – Messi, đội bóng xứ Catalan sẽ phải cung cấp cho chính quyền tất cả tài liệu liên quan để làm rõ vấn đề.
Câu hỏi được đưa ra ở đây là, nếu khoản tiền Barca tặng quỹ của Messi liên quan đến những điều khoản trong hợp đồng, vậy hai bên có cần đóng thuế theo quy định thu nhập của cầu thủ hay không? Vì đáng ra, siêu sao người Argentina nên nhận thẳng tiền của Barca, đóng thuế vụ xong xuôi rồi mới chuyển vào quỹ Leo – Messi.
Thế nhưng, Barcelona và Messi đã không làm vậy. Thoạt nhìn thì hai hình thức nói trên không có điểm gì khác biệt. Song trên thực tế, gã khổng lồ xứ Catalan và tiền đạo sinh năm 1987 đã trốn được hàng triệu euro tiền thuế.

Để tránh câu chuyện ngày càng rắc rối, Barca đã thuê 1 luật sư nổi tiếng giúp CLB giải quyết vấn đề. Vị chuyên gia này nhận định, nguy cơ số tiền mà Barca chuyển cho quỹ Leo – Messi được xét là thu nhập cá nhân rất cao, không đơn giản chỉ là quà tặng. Đồng nghĩa với việc Messi trốn thuế sẽ bị kết tội nặng hơn.
Vì thế, Messi đã thực thi hình thức nộp phạt với sự hậu thuẫn của Barca. Đội bóng xứ Catalan cũng rất khôn khéo khi che giấu khoản tiền lót tay. Được biết, Barca đã cho Messi vay 12 triệu euro với thời gian hoàn trả là 24 tháng.
Theo lịch trình, Messi sẽ phải trả xong nợ cho Barcelona vào tháng 12/2018. Thế nhưng, chuyện này đã không xảy ra khi đội chủ sân Nou Camp đã đồng ý thưởng khoản phụ Messi sau mùa giải 2017, 2018 tuyệt vời của anh. Con số thưởng là 12 triệu euro, bằng với khoản tiền mà Messi đang nợ câu lạc bộ.
Messi trốn thuế – “Gánh vác” án tù vẫn đá bóng
Khi án phạt Messi trốn thuế với 21 tháng tù được đưa ra, câu lạc bộ Barca đã lên tiếng với quan điểm sẽ luôn ủng hộ cầu thủ áo số 10. Trong bài thông báo được đăng tải trên website chính thức, đội bóng xanh đỏ cho biết vẫn sẽ tiếp tục sử dụng các quyền trong giới hạn pháp luật cho phép, nhằm hỗ trợ Messi cũng như gia đình.

Thế nhưng, cánh truyền thông và người hâm mộ lúc ấy đều nghĩ rằng, dù Barca có cố gắng níu kéo thì khả năng cao Messi vẫn rời bỏ câu lạc bộ xứ Catalan. Đồng thời cũng theo một vài nguồn tin, cha của Messi là ông Jorge Messi đã đến gặp mặt ông chủ của câu lạc bộ Chelsea – tỷ phú Roman Abramovich. Nội dung của cuộc họp bí mật không được công khai.
Song The Sun cho biết, chủ tịch Roman Abramovich cực kỳ mong muốn sở hữu chàng tiền đạo, sẵn sàng chi trả 100 triệu USD để đưa anh về. Cùng với đó là cam kết về mức lương 700 nghìn USD/ tuần.
Nguyên do mà Messi trốn thuế dù bị phạt 21 tháng tù vẫn được săn đón cực khốc liệt một phần là do anh thực hiện án quản chế, vẫn có thể xỏ giày và ra sân thi đấu như bình thường. Chưa kể, cầu thủ người Argentina còn định đâm đơn kháng cáo lên tòa án tối cao Tây Ban Nha mong được giảm án. Thậm chí, quy trình kháng cáo của Lionel Messi còn được các luật sư giỏi tiến hành vô cùng bài bản.
Khác với mọi đồn đoán, sau án phạt được đưa ra, Lionel Messi vẫn ở lại với câu lạc bộ mà mình đã dành cả tuổi thanh xuân. Trong suốt quá trình thi đấu cho đội chủ sân Nou Camp, Messi vẫn chứng minh được phong độ của một siêu sao hàng đầu thế giới, liên tục mang những chiến thắng về trong câu lạc bộ.
Những cầu thủ từng lao đao vì scandal trốn thuế
Câu chuyện Messi trốn thuế dù bất ngờ nhưng lại không còn quá xa lạ đối với người hâm mộ thể thao. Bởi trước khi tiền đạo người Argentina dính phải lùm xùm này, có không ít những đàn anh, đồng nghiệp của Messi cũng đã phạm phải sai lầm tương tự.
Diego Maradona
Trong khoảng thời gian 7 năm (1984 – 1991) thi đấu cho câu lạc bộ Napoli, “cậu bé vàng” Diego Maradona đã không thanh toán tổng số tiền thuế thu nhập lên đến 37,2 triệu euro (khoảng 1000 tỷ đồng) cho cơ quan thuế.
Giải thích cho điều này, Maradona cho biết, đây là khoản thanh toán mà đội chủ sân San Paolo phải trả cho ông sau những gì mà tiền vệ người Argentina đã đóng góp cho câu lạc bộ.
Samuel Eto’o
Thời còn khoác áo xanh đỏ của câu lạc bộ Barcelona, cựu tiền đạo Samuel Eto’o từng bị cáo buộc trốn thuế bản quyền hình ảnh lên tới 3,5 triệu euro.
Không những vậy, anh còn vi phạm các hoạt động liên quan đến thuế khi sử dụng công ty ở Tây Ban Nha để khấu trừ các chi phí cá nhân như: Thanh toán chi phí liên quan đến bộ sưu tập siêu xe và mua sắm đồ đạc của anh.
Javier Mascherano
Chân sút Javier Mascherano bị tòa án xứ sở bò tót cáo buộc rằng không thể kê khai chi tiết các khoản thu nhập trong khoảng thời gian năm 2011 và năm 2022. Ngoài ra, cầu thủ người Argentina còn cố gắng che giấu thu nhập về các khoản tiền từ bản quyền hình ảnh của mình bằng cách dùng một công ty tại nước ngoài.
Hành vi này của Javier Mascherano đã khiến anh bị kết án 1 năm tù vì tội trốn thuế. Tuy nhiên, luật sư của tiền vệ sinh năm 1984 đã xin cho anh được hưởng án treo.
Neymar Jr
Theo hồ sơ từ tòa án Brazil, thời điểm năm 2012 đến năm 2014, cầu thủ Neymar từng thông qua việc kinh doanh của 3 công ty N&N Administracao de Bens, N&N Consultoria và Neymar Sport e Marketing để gắng lấp liếm đi số tiền lên đến 56,4 triệu euro. Hình thức tinh vi này đã khiến ngôi sao người Brazil bị phạt số tiền là 45 triệu euro.
Gerard Pique
Vào khoảng thời gian năm 2015, cơ quan thuế Tây Ban Nha đã yêu cầu Gerard Pique phải trả hết số tiền thuế 2,45 triệu euro mà anh đã cố tình không đóng trong các năm 2008, 2009 và 2010.
Fabio Cannavaro
Cơ quan thuế Italia đã cáo buộc cựu trung vệ Fabio Cannavaro trốn thuế 1 triệu euro trong thời điểm năm 2005 – 2010. Khi đó, Fabio Cannavaro vẫn đang thi đấu cho câu lạc bộ Juventus và Real Madrid.
Michel Platini
Michel Platini – Cựu chủ tịch UEFA (Liên đoàn Bóng đá Châu Âu) cũng không tránh khỏi việc bị khởi tố khi nhờ công ty luật Mossack Fonseca giúp mình quản lý 1 công ty ở nước ngoài, được thành lập ở Panama vào năm 2007.
Luis Figo
Cựu danh thủ người Bồ Đào Nha Luis Figo từng bị cơ quan thuế vụ xứ Catalan cáo buộc khi đang khoác áo câu lạc bộ Barca, anh đã không khai thuế khi bán bản quyền hình ảnh giai đoạn 1997 – 1999. Năm 2008, Luis Figo đã đâm đơn kháng cáo lại phán quyết nhưng không thành.
Đến tháng 3/2012, cầu thủ này phải nộp phạt hành chính 2,4 triệu euro cho vụ việc trốn thuế.
Lassana Diarra
Vào tháng 10/2011, tiền vệ Lassana Diarra đã bị cảnh sát Le Havre, Pháp cáo buộc có những hành vi gian lận về thuế. Bên cạnh đó, người đại diện của chân sút này là John Williams cũng bị triệu tập vì không đóng thuế khoản tiền chuyển nhượng 18,9 triệu bảng từ câu lạc bộ Portsmouth sang đội bóng Real Madrid của Lassana Diarra.
Iker Casillas
Iker Casillas vướng vào cáo buộc về thuế trong thời gian năm 2014. Theo báo chí – truyền thông Tây Ban Nha, chân sút này đã tự động nộp phạt hành chính 2 triệu euro vào kho bạc nhà nước, trước cả khi cơ quan thuế bắt tay vào điều tra.
Xabi Alonso
Khoảng tháng 2/2016, Xabi Alonso bị tố trốn thuế. Cơ quan chức năng về thuế vụ tính rằng Xabi Alonso đã không nộp cho kho bạc nhà nước 3 triệu euro trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2011.
Cristiano Ronaldo
Ngày 14/6/2017, “kỳ phùng địch thủ” của Messi là Cristiano Ronaldo đã bị cáo buộc trốn thuế hình ảnh trong thời gian anh còn khoác áo Real Madrid năm 2011- 2014. Cụ thể, số tiền mà siêu sao Bồ Đào lấp liếm lên là 16 triệu USD.
Lời kết
Là một con người thì ai mà không từng mắc sai lầm trong cuộc sống. Quan trọng là chúng ta có nhận ra và biết sửa sai hay không thôi. Câu chuyện của Messi cũng vậy. Dù vướng phải lùm xùm có thể nói là lớn nhất sự nghiệp nhưng chân sút người Argentina đã dám đối diện và đứng lên sau cú vấp ngã. Đến hiện tại, Messi vẫn là người có sức ảnh hưởng cực kỳ rộng rãi, truyền cảm hứng với nhiều người.
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng quý bạn đọc đã có những giờ phút thú vị khi theo dõi kỳ án Messi trốn thuế. Ngoài ra, hãy truy cập chuyên trang KQBĐ để cập nhật thêm những tin tức hấp dẫn về thể thao nói chung và bóng đá nói riêng nhé!