Vì sao bóng đá là môn thể thao vua? Lại được gọi là môn thể thao vua thì cùng kqbd123 tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây! Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất thế giới. Sự phổ biến của bóng đá trải dài xuyên biên giới và trên mọi dân tộc, tiếng nói hay cộng đồng văn hóa. Theo ước tính của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), có khoảng 265 triệu cầu thủ bóng đá trên khắp hành tinh và 3,5 tỷ người hâm mộ, chiếm phân nửa dân số thế giới. Vậy tại sao bóng đá lại hấp dẫn đến vậy? Lời giải đáp sẽ có ở phần sau.
Tính đại chúng – Vì sao bóng đá là môn thể thao vua
Nghe có vẻ chung chung bởi đa số các môn thể thao đều tạo cảm giác ai cũng có thể tham gia nhưng thực tế bóng đá là môn thể thao hiếm hoi không phân biệt màu da, không phân biệt chủng tộc, cũng không phân biệt lứa tuổi và tầng lớp nào cũng có thể tham gia đá bóng.
Trước nhất, luật bóng đá rất dễ hiểu. Đừng nói về Luật việt vị, quy định về kích thước khung thành, trang phục thi đấu, thời gian thi đấu v.v. và v.v., những thứ ấy dành cho bóng đá đỉnh cao. Hãy tưởng tượng về một trận bóng đá diễn ra trên đường phố hoặc bãi đất trống trong xóm. Khung thành có thể được tạo thành từ viên gạch, chiếc dép hoặc sang hơn một chút là vài thanh gỗ ghép lại với nhau.

Trận đấu được chia làm hai đội, không giới hạn về thời gian hay số lượng, không kẻ vòng cấm địa hay vạch giữa sân, không trọng tài hay đúng hơn trọng tài là ý thức của cầu thủ hai đội, không có luật việt vị và khái niệm trang phục thi đấu chỉ mang tính tương đối, có thể cầu thủ hai đội đã nhớ hết mặt nhau để phân biệt hoặc một đội mặc áo, một đội cởi trần. Đội nào đá bóng trúng mục tiêu (khung thành, viên gạch v.v.), đội đó ghi được bàn thắng.
Trận đấu cấp sơ khai nhất này có thể có thủ môn hoặc không có thủ môn. Nếu có thủ môn thì thủ môn là là cầu thủ duy nhất của mỗi đội được dùng tay chơi bóng. Các cầu thủ khác đều phải dùng chân. Trái bóng, nếu ngược về vài mươi năm trước, có thể xem chỉ mang tính ước lệ tượng trưng, vì được tạo thành từ quả bưởi hoặc một đống giẻ cuộn lại. Chỉ có như vậy nhưng lũ trẻ có thể quần nhau đến tối mịt.
Người lớn cầu kỳ hơn một chút với lệ bộ là trang phục thi đấu, bóng, sân đúng quy cách, nhưng nhìn chung để chơi bóng đá rất ít tốn kém. Vì vậy, người lớn, trẻ nhỏ, người giàu, người nghèo đều có thể chơi bóng và chơi bóng một cách ham mê bởi sức hút kỳ lạ từ môn thể thao này.
Tính phổ cập – Vì sao bóng đá là môn thể thao vua
Xuất phát từ tính đại chúng, bóng đá trở thành môn thể thao phổ cập. Vì dễ hiểu, dễ chơi và rẻ tiền, dù mới ra đời từ thế kỷ 19, bóng đá sớm trở thành môn thể thao phổ biến nhất hành tinh. Không phân biệt màu da, không phân biệt chủng tộc, trái bóng lăn qua mọi biên giới, hòa nhập với mọi bản sắc văn hóa và trở thành tiếng nói chung của nhiều ngôn ngữ trên khắp thế giới.
Xuất phát từ Anh, bóng đá lan rộng và trở thành môn thể thao phổ biến trên khắp châu Âu. Không chỉ vậy, trái bóng còn theo chân những nhà thám hiểm hay dòng người di cư đi khắp thế giới, từ Bắc Mỹ xuống Nam Mỹ, từ châu Phi đến châu Á. Nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình như Brazil hay Argentina, bóng đá thậm chí có thể ví như một tôn giáo và có ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử, chính trị đất nước.

Vì sự phát triển ngày càng lớn mạnh của bóng đá, hệ thống quản lý bóng đá đã đi từ chỗ sơ khai, tự phát trở thành hệ thống toàn cầu, với quy mô và tổ chức hết sức chuyên nghiệp. Tổ chức cao nhất là Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA. Dưới FIFA là 6 liên đoàn lục địa: AFC (châu Á), CAF (châu Phi), CONCACAF (Bắc và Trung Mỹ), CONMEBOL (Nam Mỹ), OFC (châu Úc) và UEFA (châu Âu). Dưới liên đoàn lục địa là liên đoàn khu vực và liên đoàn quốc gia. Chẳng hạn Đông Nam Á có Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), được tạo thành từ LĐBĐ của 11 quốc gia trong khu vực.
Những nhà quản lý bóng đá cũng khai sinh ra những giải đấu vô cùng hấp dẫn và ngày càng cải tiến, nâng cấp để các giải đấu thu hút nhiều người hâm mộ cũng như đem lại giá trị tiền bạc lớn hơn. Đi đầu vẫn là FIFA với giải vô địch bóng đá thế giới World Cup, giải đấu được ví là ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Ở kỳ World Cup gần nhất được tổ chức là World Cup 2022 tại Qatar, giải đấu đã quy tụ 32 đội bóng trên khắp hành tinh, ở kỳ World Cup tiếp theo số đội tham dự sẽ được nâng lên thành 48.
Vào tháng 5 năm 2022, Chủ tịch FIFA Infantino dự đoán rằng Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 có thể được xem nhiều nhất trong lịch sử, với lượng khán giả toàn cầu ít nhất là 5 tỷ người. Tại World Cup 2018, lượt người xem toàn giải là 3,57 tỷ. Trong khi đó, trận đấu giữa Anh và Mỹ tại vòng bảng đã thu hút 20 triệu người xem chỉ riêng tại Mỹ.
Ngoài World Cup, các giải đấu đang thu hút hàng triệu triệu người xem mỗi năm có thể kể đến Euro, Champions League, Premier League. Ngày nay, đó là những món ăn tinh thần không thể tách rời đối với người hâm mộ. Đối với giới đầu tư, bóng đá được xem là chương trình truyền hình giải trí ăn khách, thời lượng dài và chẳng phải tốn công suy nghĩ kịch bản. Mỗi trận đấu đã là kịch bản đầy kịch tính và không thể đoán trước.
Và tính văn hóa – Vì sao bóng đá là môn thể thao vua
Từ sự phổ cập, bóng đá dần đã trở thành văn hóa. Cách ví von bóng đá đã trở thành tôn giáo ở một số quốc gia là cách ca ngợi thậm xưng về tầm ảnh hưởng của môn thể thao này trong đời sống sinh hoạt của con người.
Văn hóa bóng đá đầu tiên là văn hóa dân tộc. Không khó để nhận ra điều này qua người hâm mộ mỗi khi cổ vũ đội tuyển quốc gia nước nhà thi đấu. Theo sau quốc kỳ, quốc ca là cả sự tự tôn. Các tuyển thủ ra sân không chỉ đại diện cho quốc gia trên phương diện bóng đá mà còn mang trong mình sứ mệnh lan tỏa hình ảnh, văn hóa đất nước.

Cách cổ vũ cũng phản ánh dân tộc tính của từng đất nước. Người Anh sở hữu giải Premier League hùng mạnh nhất thế giới nhưng đội tuyển Anh lại là đội bóng bị thờ ơ. Giới mộ điệu xăm soi bê bối của đội tuyển toàn trọc phú này nhiều hơn là cổ vũ. Ngược lại, đội tuyển Italia luôn ra sân bằng cả niềm kiêu hãnh. Trong khi đó, đa số các quốc gia châu Á, mỗi lần đội tuyển quốc gia thi đấu là một ngày hội. Tại Nam Mỹ thì miễn bàn, đội tuyển quốc gia là biểu tượng, là những người hùng dân tộc.
Bên cạnh dân tộc tính, tính chất của các CLB cũng được thể hiện rõ qua tính cách chung của người hâm mộ. Người hâm mộ địa phương có thể khác, người hâm mộ toàn cầu lại kiểu khác. Ví dụ như Barcelona. Người dân xứ Catalonia xem đội bóng này là biểu tượng cho khát vọng đòi độc lập, tự do, vậy mới có Slogan Hơn cả một CLB. Nhưng người hâm mộ trên khắp thế giới thật khó hình dung khát vọng độc lập ấy. Họ yêu Barca vì lối chơi tiqui-taca ma mị hay những ngôi sao vĩ đại như Messi, Iniesta hay Xavi, Ronaldinho v.v.
Trong khi đó, người hâm mộ Man United luôn tíu tít hoan ca bất kể thắng bại vì thời thịnh trị của đội bóng này đã đi vào quá vãng. Sự lạc quan về khả năng ngược dòng hoặc ghi những bàn thắng may mắn thường bị người hâm mộ đối phương châm biến giờ đây đã trở thành lạc quan tếu.
Một khía cạnh khác trong tính văn hóa của bóng đá là những câu chuyện. Vì sự phổ cập bình dân, bóng đá không thiếu những tấm gương vươn lên từ nghèo khó. Nhiều cầu thủ xuất thân từ khu ổ chuột, lớn lên trong cái đói, hay trải qua những cuộc chiến tranh để trở thành ngôi sao nổi tiếng trên khắp thế giới. Mỗi câu chuyện lại càng vun đắp thêm cho sự đẹp đẽ của cuộc sống và bóng đá.
Tương tự là câu chuyện về những CLB, về những đội tuyển, hay tựu trung là những phận người với muôn hình vạn trạng làm phong phú đời sống tinh thần người hâm mộ. Nhiều CĐV xem bóng đá chỉ là một phần, phần nữa là trải nghiệm bầu không khí đặc biệt trên những khán đài hay thẩm thấu những câu chuyện đậm chất nhân văn.